Công việc nào đang có nhu cầu tuyển dụng lớn tại TP.HCM?
Thông tin chi tiết về các điều khoản, điều kiện của chương trình khuyến mại, khách hàng có thể truy cập website www.manulife.com.vn hoặc liên hệ Tổng đài Chăm sóc Khách hàng 19001776 để được tư vấn cụ thể.Có gì ở ấn phẩm 'rất đáng đọc' trong mùa tuyển sinh 2024?
ManpowerGroup (đơn vị cung ứng giải pháp nhân sự) mới đây đã công bố Báo cáo Thiếu hụt nhân tài 2025 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo báo cáo, có tới 77% nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài có kỹ năng phù hợp, tăng mạnh so với mức 45% vào năm 2014 và vượt mức trung bình toàn cầu là 74%. Tình trạng thiếu hụt nhân lực ngày càng khiến các doanh nghiệp lo ngại.Báo cáo được thực hiện dựa trên khảo sát 10.095 nhà tuyển dụng trong khu vực. Kết quả cho thấy các kỹ năng chuyên môn khó tìm nhất ở người lao động hiện nay là công nghệ thông tin và dữ liệu, kỹ thuật, marketing và bán hàng.Trước đó, ManpowerGroup cũng khảo sát xu hướng tuyển dụng tại khu vực và dự báo rằng trong quý 1.2025, các doanh nghiệp sẽ duy trì mức tuyển dụng ổn định.Những ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất bao gồm tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe và khoa học đời sống.Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc thương hiệu Manpower, ManpowerGroup Việt Nam, nhận định tại Việt Nam, tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt trong ngắn hạn, thể hiện rõ nhất ở các ngành sản xuất, chế biến và chế tạo.Tại TP.HCM - thị trường lao động lớn nhất nước với quy mô hơn 4,9 triệu người trong độ tuổi lao động, thống kê cho thấy nhu cầu lao động phổ thông trong tháng 1.2025 vẫn đang ở mức cao. Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong tháng 1, có 8.652 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người) được đăng tải trên cổng thông tin của đơn vị. Trong số đó, lao động phổ thông chiếm tới 56,97%, tiếp theo là các ngành thực phẩm - đồ uống (16,44%) và da giày - may mặc (10,81%).Về trình độ chuyên môn, nhu cầu tuyển công nhân kỹ thuật không bằng cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 37,31%. Tiếp theo là lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 3 tháng (14,48%), sơ cấp nghề từ 3 - 12 tháng (7,88%), trung cấp (19,59%), cao đẳng (8,48%) và đại học (12,25%).Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, sau Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu nhân lực ước tính dao động từ 50.400 đến 55.500 vị trí việc làm, trong đó tập trung chủ yếu vào các khu vực như thương mại - dịch vụ (67,57%), công nghiệp - xây dựng (31,92%), nông lâm thủy sản (0,51%).Đối với các ngành công nghiệp trọng điểm, nhu cầu tuyển dụng chiếm 17,18%, trong đó cơ khí chiếm 6,12%, hóa dược chiếm 5,96%, chế biến lương thực thực phẩm chiếm 2,84% và sản xuất hàng điện tử chiếm 2,26%.Các ngành, nghề có nhu cầu tuyển dụng cao sau tết có thể kể đến là may mặc, da giày, kinh doanh thương mại, hành chính - văn phòng - biên tập và phiên dịch, cơ khí - tự động hóa, vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng, kế toán - kiểm toán, marketing... Trong đó, nhu cầu tuyển chủ yếu tập trung ở nhóm lao động từ 27 - 35 tuổi (48,77%), dưới 26 tuổi (28,77%).Theo đánh giá của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, sau tết là thời điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh tuyển dụng nhằm bù đắp lực lượng lao động đã nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội tốt hơn hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. So với năm 2024, nhu cầu lao động sau Tết năm 2025 tăng nhẹ, khoảng 7%.Trong tháng 1, Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM tiếp nhận 5.463 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 4.351 hồ sơ (tương ứng giảm 44%) so với cùng kỳ năm 2024 (9.814 hồ sơ).
Ronaldo dính sự cố thẻ đỏ nghiêm trọng: Đe dọa trọng tài, thúc cùi chỏ vào đối thủ
Những ngày qua, thông tin cầu Ba Son khoác lên mình diện mạo mới dịp năm mới 2025 với hệ thống đèn chiếu sáng mỹ thuật hiện đại, tạo nên một điểm nhấn rực rỡ bên dòng sông Sài Gòn được nhiều người dân và du khách quan tâm.Dịp cuối năm, cầu Ba Son trở nên rực rỡ, liên tục đổi màu về đêm bên sông Sài Gòn đã trở thành điểm check-in gây sốt với nhiều người dân TP.HCM. Đặc biệt vào đêm nay 31.12, trong dòng người đông nghẹt đổ về trung tâm TP.HCM, trong đó có Phố đi bộ Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1), nhiều người đã dành thời gian ngắm diện mạo mới của cầu Ba Son cũng như chụp ảnh.Cùng 6 người bạn học chung lớp ở Trường Đại học Sài Gòn vào trung tâm TP.HCM vui chơi ngày cuối cùng của năm 2024, anh Huỳnh Công Bình (18 tuổi) cho biết vô cùng ấn tượng khi cầu Ba Son rực rỡ về đêm, liên tục chuyển màu.Không chỉ anh Bình mà những người bạn đi cùng cũng hào hứng chụp lại những khoảnh khắc đẹp cùng với chiếc cầu này. Anh Bình cho biết những ngày trước có vô tình đi qua thấy cầu đã sáng đèn, tuy nhiên không có thời gian để chụp ảnh."Hôm nay là ngày cuối năm, tụi mình ở khắp các quận TP.HCM nhưng vào trung tâm chơi. Trong lúc chờ đếm ngược thì chụp ảnh với cầu Ba Son. Mấy ngày nay cầu này cũng đang hot, là điểm chụp ảnh thú vị. Lát nữa tụi mình sẽ vào Phố đi bộ Nguyễn Huệ để hòa vào không khí countdown", anh Bình chia sẻ thêm.Trong khi đó, bà Huệ (57 tuổi) đi với chồng từ Q.Bình Thạnh vào trung tâm TP.HCM dạo mát cuối năm cũng hào hứng với sự "chuyển màu" liên tục của cầu Ba Son. Bà cho biết những ngày nay chỉ nghe nói, nhưng hôm nay mới tận mắt nhìn thấy cầu thay "áo mới"."Tôi nhờ ông xã chụp với cái cầu, canh hết màu cho đủ bộ mới chịu. Năm nay tôi không ở lại coi pháo hoa mà về sớm, khuya quá cũng không ở lại nổi. Chúc mọi người năm mới nhiều may mắn và hạnh phúc", người phụ nữ chia sẻ.Theo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa đón năm mới 2025 do UBND TP.HCM vừa ban hành, đêm nay sẽ có 3 điểm bắn pháo hoa, gồm 1 điểm tầm cao và 2 điểm tầm thấp.Cụ thể, điểm bắn pháo hoa nổ tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức) với 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp và 10 giàn pháo hoa hỏa thuật. 2 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại công viên văn hóa Đầm Sen (P.3, Q.11) và khu đô thị Vạn Phúc (P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức) với 90 giàn pháo hoa tầm thấp.Ngoài màn bắn pháo hoa, tối nay cũng có 2 nhạc hội quy mô lớn được tổ chức cạnh sông Sài Gòn gồm sự kiện countdown (đếm ngược) trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1) và công viên bờ sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức, đoạn gần cầu Ba Son).
Theo đó, Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được Bộ GD-ĐT đồng ý tại quyết định số 2418/QĐ-BGDĐT ngày 5.9.2024. Việc ra mắt Phân hiệu Gia Lai vào đầu năm 2025 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây nguyên.GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhấn mạnh: "Phân hiệu Gia Lai không chỉ là một cơ sở đào tạo mới mà còn là biểu tượng cho cam kết của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đồng hành cùng sự phát triển của Tây nguyên. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một môi trường giáo dục tiên tiến, ươm mầm tri thức, đào tạo ra những thế hệ nhà giáo tâm huyết, giỏi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực".Tây nguyên là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Việc thành lập Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho khu vực.Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tập trung vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là giáo viên chất lượng cao tại khu vực. Đồng thời, Phân hiệu Gia Lai sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh, sinh viên tại Gia Lai và các tỉnh lân cận, tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Phân hiệu cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục khu vực.
Doanh nghiệp mong muốn gì để phục hồi sản xuất?
Trưa 18.1, ông Nguyễn Văn Hùng, Đội trưởng Đội cứu hộ Ban Quản lý vịnh Nha Trang, cho biết sáng cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã kịp thời cứu sống du khách bị sóng cuốn khi tắm biển.Vào khoảng 8 giờ cùng ngày, tại khu vực bãi biển đường Trần Phú (TP.Nha Trang), một nam du khách 30 tuổi đến từ TP.HCM xuống tắm biển không may bị sóng lớn cuốn ra xa, chới với trên biển.Phát hiện sự việc, hai nhân viên cứu hộ thuộc Đội đã mang theo phao cứu sinh, lao xuống biển tiếp cận người bị nạn và đưa vào bờ thành công. Nam du khách có dấu hiệu kiệt sức, được đưa đến trung tâm y tế để chăm sóc.Cũng theo ông Hùng, vài ngày trước, tại khu vực bãi biển trên, ba nhân viên cứu hộ của Đội cũng đã kịp thời cứu sống hai du khách (một nam, một nữ) bị sóng lớn cuốn ra xa khi tắm biển.Thời gian qua, biển Nha Trang động dữ dội, tạo nên những con sóng lớn liên tục dội vào bờ. Ban Quản lý vịnh Nha Trang đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm "Cấm bơi/ No Swimming" nhưng du khách vẫn chủ quan xuống biển tắm.Ông Hùng chia sẻ, những ngày qua, Đội cứu hộ đã hoạt động "hết công suất", thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở và khuyến cáo người dân địa phương, du khách không nên tắm biển bởi thời điểm hiện tại biển động sóng rất lớn và nguy hiểm.